Tư vấn

Doanh nghiệp

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá của khách hàng không?
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá của khách hàng không?
Đối với việc vận chuyển hàng hóa mà chủ hàng chưa thể thanh toán tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logictics có quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa mà mình đang vận chuyển không?

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.

1. Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá

Theo Điều 239 Luật Thương mại 2005, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.

Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật; trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.

Trước khi định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá đó. Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hoá do khách hàng chịu.

Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan; nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt.

2. Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hoá

Bên cạnh quyền cầm giữ, định đoạt hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầm giữ hàng hoá có các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 240 Luật Thương mại 2005 như sau:

1. Bảo quản, giữ gìn hàng hoá;

2. Không được sử dụng hàng hoá nếu không được bên có hàng hoá bị cầm giữ đồng ý;

3. Trả lại hàng hoá khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hoá quy định tại Điều 239 của Luật này không còn;

4. Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hoá bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá cầm giữ.

Theo thuvienphapluat.vn

ĐỌC THÊM

Tách công ty được pháp luật thương mại quy định như thế nào?

Chị X là một cổ đông trong Công ty cổ phần chuyên sản xuất hàng may mặc để xuất khẩu. Do gần đây các cổ đông trong Công ty mâu thuẫn nên muốn thực hiện tách Công ty. Do đó, chị hỏi việc tách doanh...

Hợp đồng lao động điện tử có giá trị pháp lý như hợp đồng giấy không? Lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động điện tử?

Khi sử dụng hợp đồng lao động điện tử thì cần phải đáp ứng điều kiện gì? Có cần phải in hợp đồng cho người lao động không? Người lao động có được giao kết nhiều hợp đồng lao động điện tử không?

Lập hóa đơn khi chiết khấu thương mại trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Hướng dẫn chi tiết lập hóa đơn thương mại cho công ty TNHH hai thành viên trở lên

Tư vấn về hoạt động đầu tư, quản trị doanh nghiệp

Công ty Luật TNHH PLTT Hà Nội luôn đồng hành với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong công cuộc đầu tư và tuân thủ quy định pháp luật.

Thủ tục thành lập công ty xây dựng

Thủ tục thành lập công ty xây dựng

Giấy phép kinh doanh đối với Công ty có vốn nước ngoài phân phối bán lẻ rượu nhập khẩu

Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta có cái nhìn tổng quát về hoạt động cấp giấy phép kinh doanh đối với Công ty có vốn nước ngoài phân phối bán lẻ rượu nhập khẩu.

QUY ĐỊNH VỀ VỐN ĐIỀU LỆ CỦA DOANH NGHIỆP

Bạn đang tìm hiểu vốn điều lệ là gì để chuẩn bị mở công ty hoặc các thủ tục liên quan đến vốn điều lệ của doanh nghiệp. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết

Phá sản doanh nghiệp khi nào? Trường hợp nào không được phá sản

 Luật Phá sản năm 2014, pháp luật phá sản Việt Nam khi ghi nhận tình hình tài chính bi đát của doanh nghiệp, hợp tác xã không còn sử dụng thuật ngữ “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản” mà thay và

Thủ tục thành lập công ty xây dựng

Thủ tục thành lập công ty xây dựng

Khi nào doanh nghiệp được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải

Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người lao động. Vậy khi nào thì Doanh nghiệp được phép áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động sa thải

Quy định về chuyển nhượng cổ phần

Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần được thực hiện như thế nào?

Trường hợp nào bị tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động?

Tai nạn giao thông gây thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng lao động của người bị tai nạn. Vậy có trường hợp nào bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động?

đăng ký doanh nghiệp là gì? có phải ai cũng có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp không?

đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập,...

Quy định về giải thể doanh nghiệp

Pháp luật quy định như thế nào về giải thể doanh nghiệp ?

Hình thức đấu thầu rộng rãi dự án PPP có bị giới hạn số lượng nhà đầu tư quốc tế tham gia không?

Đối với hình thức đấu thầu rộng rãi dự án PPP thì có bị giới hạn số lượng nhà đầu tư quốc tế tham gia không? Việc đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư nước ngoài được quy định ra sao?