Tư vấn

Bản quyền - Sở hữu trí tuệ

Loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?
Loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?
Quyền tác giả là một quyền quan trọng của mỗi tác giả đối với tác phẩm do mình tạo ra. Vậy loại hình tác phẩm nào sẽ được pháp luật bảo hộ quyền tác giả, bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này.

1. Tác phẩm là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
2. Quyền tác giả là gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền tác giả là một quyền đặc biệt quan trọng đối với tác giả khi sáng tạo ra tác phẩm. Quyền này có các đặc điểm như sau:
Thứ nhất: Quyền tác giả được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó, tuy nhiên pháp luật không bảo hộ các tác phẩm trái đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh. 
Thứ hai: Quyền tác giả bảo hộ hình thức thể hiện của tác phẩm, tức là bảo hộ trật tự sắp xếp thông tin trong một tác phẩm. Ví dụ, với tác phẩm văn học thứ được bảo hộ chính là trật tự sắp xếp câu từ trong tác phẩm đó.
Thứ ba: Quyền tác giả được bảo hộ tự động - quyền bảo hộ này phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
3. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan đã liệt kê các loại hình tác phẩm được pháp luật bảo hộ như sau: 
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ.
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Luật Sở hửu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.
- Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận... các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.
- Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.
- Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa, múa rối, múa đương đại, ba lê, kịch nói, opera, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ vả các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.
- Tác phẩm mỹ thuật quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp...
4. Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
Nghị định Nghị định 17/2023/NĐ-CP cũng quy định đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả gồm:
- Tin tức thời sự thuần túy đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, tin vặt, số liệu sự thật, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo.
- Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu quy định tại khoản 3 của Luật sở hữu trí tuệ được hiểu như sau:
a) Quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành công việc;
b) Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất;
c) Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội;
d) Khái niệm là ý nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng;
đ) Nguyên lý là định luật cơ bản có tính chất tổng quát, chi phối một loạt hiện tượng, là những ý tưởng hoặc lý thuyết ban đầu quan trọng và được coi là xuất phát điểm cho việc xây dựng những lý thuyết khác.

ĐỌC THÊM

Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại

Hiện nay, điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại được quy định thế nào?

Cần làm gì khi bị người khác đăng ký nhãn hiệu trước?

“Mất bò mới lo làm chuồng” hay “cầm vàng lại để vàng rơi”, không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng này khi nhãn hiệu mình đang sử dụng lại bị người khác do vô tình hoặc cố ý đăng ký nhãn hiệu trước. Vậy...

Những trường hợp không được bảo hộ nhãn hiệu?

Nhãn hiệu có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, không phải bất kỳ dấu hiệu nào cũng được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu. Luật Sở hữu...

Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức có mục đích lợi nhuận

Việc đảm bảo một cơ chế rõ ràng, minh bạch trong giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là gì? Điều kiện gì để thiết kế được bảo hộ? Đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa thiết kế bố trí gồm những đối tượng nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào? Những hành vi nào liên quan đến hàng hóa giả mạo về SHTT bị xử phạt vi phạm hành chính?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào? Những hành vi nào liên quan đến hàng hóa giả mạo về SHTT bị xử phạt vi phạm hành chính?

Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống theo quy định của một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam

Xu thế này kéo theo việc ra đời của những nhãn hiệu độc đáo “phi truyền thống” như âm thanh, mùi vị, mùi hương… Việc sử dụng các nhãn hiệu phi truyền thống ngày càng phổ biến tại các quốc gia

Góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu, sáng chế cần lưu ý những gì?

Trước thời đại công nghệ, khoa học ngày càng phát triển, tài sản góp vốn không chỉ tập trung vào tài sản hữu hình mà còn cả tài sản vô hình như nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế công nghiệp.

Slogan công ty có được bảo hộ không?

Slogan công ty có được bảo hộ không? Nếu có sẽ được bảo hộ dưới hình thức nào? Thủ tục ra sao?

Đánh cắp tác phẩm báo chí có thể bị phạt tới 300 triệu đồng

Hiện nay, nạn xâm phạm quyền tác giả, đánh cắp tác phẩm báo chí diễn ra nghiêm trọng khi các mạng xã hội nở rộ, tìm mọi cách câu kéo người dùng.

Mức xử phạt vi phạm bản quyền hình ảnh?

Hình ảnh thuộc loại hình tác phẩm nhiếp ảnh và chính là loại hình tác phẩm mà dạo gần đây được công chúng sử dụng rất nhiều nên hay dễ xảy ra tình trạng vi phạm bản quyền. Vậy vi phạm bản quyền hình ảnh...

Doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì khi tiếp nhận nhượng quyền thương mại từ các doanh nghiệp quốc tế lớn

Trào lưu kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương mại hay còn gọi là franchise đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam.

Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý?

Quýt Bắc Kạn, Nước mắm Phú Quốc, Xoài cát Hòa Lộc, Thanh long Bình Thuận,...là những chỉ đẫn địa lý quen thuộc của người Việt Nam. Vậy pháp luật định nghĩa như thế nào là chỉ dẫn địa lý, điều kiện để được bảo hộ...